Biểu hiện của chứng bệnh viêm xoang

02:41 |

Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt nhẹ (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp), cũng có trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em.
- Tăng nhạy cảm vùng mặt là triệu chứng chính, đau nhiều về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn.
- Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau phía dưới mắt, cơn đau có chu kỳ vào thời gian nhất định trong ngày.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi, chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu xanh đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và kích thích họng.
Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc liên tục, không ngửi được mùi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng vào ban đêm.
- Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Lợi bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục, có mùi hôi. Xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. Người bệnh không tập trung suy nghĩ được. Đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Nếu viêm xoang mạn tính thì nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, chảy nước mũi, đôi khi mệt mỏi, có thể có triệu chứng xa như ở đường tiêu hoá, phế quản, thận khớp. Nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, nhưng có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy. Một số trường hợp mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
(Viêm xoang - Giadinh.net.vn)
Read more…

NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM XOANG

01:58 |

Viêm xoang (VX) là một bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta. Trẻ em và người trưởng thành đều có thể bị VX, nhưng tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh này cao hơn nhiều so với trẻ nhỏ.
VX có thể gặp quanh năm nhưng mùa đông - xuân thì có số lượng người mắc nhiều hơn, đặc biệt là bệnh VX có liên quan đến dị ứng.
Tại sao bị viêm xoang?
Xoang là một hệ thống xương rỗng thuộc hộp sọ và nối tiếp, liên thông với nhau. Có nhiều xoang như: xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và xoang sàn. Có nhiều nguyên nhân gây nên VX như bị viêm nhiễm làm cho sự lưu thông không khí giữa các xoang bị ứ trệ, chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Đối với vi khuẩn thì có một số bình thường sống ký sinh ở trong xoang không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh (ví dụ do niêm mạc xoang bị tắc nghẽn, bị viêm nhiễm do virút…). Người ta gọi  các loại vi khuẩn này là vi khuẩn gây bệnh cơ hội. VX cũng hay gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng (gặp phải thức ăn có tính chất gây dị ứng, phấn hoa, hóa chất, đang bị dị ứng như: mề đay, chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng kéo dài…) làm cho niêm mạc các xoang bị phù nề gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển rồi gây bệnh. Người ta cũng gặp VX do bị sâu răng, nhiễm trùng răng, đặc biệt là ở hàm trên; người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em còi xương suy dinh dưỡng, những người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính kéo dài (viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản…). Những người dùng kháng sinh không hợp lý làm cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh cũng rất có thể bị VX. Ngoài ra, người ta thấy môi trường sống không trong sạch, khói bụi, khói bếp, khói thuốc lá cũng là những yếu tố thuận lợi dẫn đến VX.
Biểu hiện của viêm xoang
Chúng ta có thể gặp VX cấp tính hoặc VX mạn tính. Về căn nguyên thì VX được chia thành 2 loại chính là VX do nhiễm khuẩn và VX dị ứng. Một số vi khuẩn thường gây VX như: S. pneumoniae, H.influenzae, S. pyogenes, P.aeruginosa hoặc có cả Staphylococcus… Dù là VX thuộc loại gì đi nữa thì giai đoạn đầu có thể có đau đầu, sốt, có khi sốt cao (gặp chủ yếu VX cấp ở trẻ em) nhưng hầu hết là sốt nhẹ, nhất là trong loại VX cấp tính. Đau đầu có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm nhưng thường đau nhất là lúc nửa đêm về sáng. Đau đầu tăng lên lúc nửa đêm về sáng là do chất nhầy tiết ra ở niêm mạc xoang bị ứ đọng lại làm tắc nghẽn. Đau nhức vùng hố mắt, thái dương cũng là triệu chứng hay gặp trong VX.
Người bị VX thường bị nghẹt mũi (do mũi bị viêm nhiễm, phù nề), chảy mũi nước và có thể hắt hơi nhiều lần trong ngày, nhất là sáng sớm lúc mới ngủ dậy. Chất tiết ra từ xoang sẽ chảy xuống họng làm người bệnh có cảm giác khó chịu hoặc gây ngứa họng. Nhiều trường hợp VX kèm theo viêm mũi làm cho rối loạn khứu giác như không ngửi được mùi hoặc ngửi không chính xác mùi. VX có thể do sâu răng và khi xoang bị viêm nhiễm do vi khuẩn làm mưng mủ trong xoang và mủ chảy ra ở họng, mũi làm cho hơi thở của người bệnh hôi, khó chịu cho cả người bệnh lẫn người tiếp xúc. Nói chung, khi bị VX thường dễ bị lây lan từ xoang này sang xoang khác do chúng có cấu tạo liên thông với nhau, người ta thường dùng danh từ là viêm đa xoang (có nghĩa là nhiều xoang bị viêm cùng một lúc). Trong các triệu chứng của VX, thường các xoang phía trước bị viêm (xoang hàm, xoang trán, xoang sàn trước…) thì triệu chứng thường rõ rệt hơn viêm các xoang ở phía sau. Những trường hợp VX mạn tính thường làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, hay bị đau đầu ê ẩm. VX cấp tính mà không phát hiện và điều trị sớm, dứt điểm thường chuyển thành VX mạn tính. Hậu quả của VX không được điều trị dứt điểm có thể đưa đến nhiều bệnh nguy hiểm như áp xe não, mờ mắt do viêm thị thần kinh nhãn cầu… Một đặc điểm nữa cũng cần lưu ý là VX rất dễ bị tái phát, nhất là gặp lại những nguyên nhân gây VX từ ban đầu.
Làm gì để phòng bệnh viêm xoang?
Khi đường hô hấp trên không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn sống ký sinh và sống phát triển. Vì vậy, cần vệ sinh răng, miệng thật tốt như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, súc họng nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu bị viêm họng, viêm amiđan thì cần được điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính. Ở trẻ nhỏ khi bị viêm VA cần được khám và làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (nạo VA). Người lớn và trẻ em khi bị sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi, mủ chân răng cần được khám và điều trị không để bệnh trở thành mạn tính rất dễ gây nên VX kèm theo. Những người bị bệnh dị ứng, nhất là bệnh dị ứng có liên quan đến đường hô hấp trên như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, VX dị ứng... cần được khám và điều trị dứt điểm. Mùa lạnh cũng rất cần giữ ấm cổ, không nên tắm nước lạnh. Cần có môi trường sống trong sạch, ra đường nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt là những người đang bị viêm họng, VX, viêm mũi.
Nên lưu ý rằng bệnh VX vẫn có thể chữa khỏi được hoàn toàn với điều kiện được khám sớm và điều trị đúng, nhất là được khám và điều trị ở các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm. Những người đã được bác sĩ chẩn đoán bị VX có thể xông mũi bằng hơi nước ấm và có thể cho vào đó vài giọt tinh dầu như dầu bạc hà. Hàng ngày nên uống nước vừa đủ để làm loãng chất tiết nhầy dễ lưu thông, tránh ứ đọng. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì rất có thể bị lệ thuộc thuốc, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình và dùng trong một thời gian ngắn.
PGS.TS. BÙI MAI HƯƠNG
Read more…

TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM XOANG

01:46 |
Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.


Triệu chứng
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.

Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.

Điều trị

Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.


Các bài thuốc

Lục vị địa hoàng

Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:

Thục địa 16g, cao Ban long 8g, hoài sơn 8g, mạch môn 8g, sơn thù 8g, ngũ vị 6g, đơn bì 6g, ngưu tất, 8g, trạch tả 4g, bạch phục linh 4g.

Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.

Một số người không tiện
“sắc thuốc” thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.

Bổ âm tiếp dương

Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là
“Bổ âm tiếp phương dương”.

Thục địa 120g, can khương 12g (sao đen tẩm đồng tiện), bố chính sâm 60g, bạch thược 20g (sao đen tẩm đồng tiện), bạch truật 40g.

Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.

Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:

Hoàng liên giải độc thang

Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Ma hoàng thương nhĩ tử thang

Ma hoàng 12g, tân di hoa 8g, khương hoạt 12g, thương nhĩ tử 12g, kinh giới 6g, phòng phong 12g, cam thảo 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Thanh không cao

Khương hoạt 12g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g, hoàng liên 4g. Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Điều trị không dùng thuốc

Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng - thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật
“Thần tĩnh tất âm sinh”, sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.

Read more…

PHÂN BIỆT VIÊM XOANG VÀ VIÊM MŨI DỊ ỨNG

04:30 |

Thưa bác sĩ, em muốn hỏi làm thế nào để phân biệt được bệnh viêm mũi dị ứng với bệnh viêm xoang?em rat hay bi ngứa mũi, chảy nước mũi đặc biệt là khi ngủ dậy hay bị chảy nước mũi và hắt xì hơi liên tuc.Tuy nhiên nước mũi của em trong và loãng ko có mùi. Em xin cảm ơn!


(ngô thị thuý hà)
Trả lời: 
Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính. Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chụi trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ lại tái phát lại khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, khoa học, giúp bạn xác định chính xác về bệnh của mình, tránh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang mãn tính để từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ…Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da.

Như vậy chúng ta có thể thấy bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương…như viêm xoang mãn tính mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người hoàn toàn không việc gì.

Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bệnh viêm mũi dị ứng thường mang yếu tố di truyền, người bị viêm mũi dị ứng được coi là người có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người: như khi sức khoẻ kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn…cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chuẩn đoán, có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau:

+ Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.

+ Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.

+ Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.

+ Chụp Xquang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ ).

Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chụi tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.
Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền… Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài và liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc pôlip mũi - xoang.

Lưu ý: Các trường hợp viêm xoang mãn tính hoặc pôlip xuất phát từ dị ứng mũi xoang thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Xuất phát từ việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số lưu ý giúp người bệnh giảm bớt, hạn chế bệnh:

+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: Giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá, đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh…

+ Nhỏ, xịt mũi khi bị ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi.

+ Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng, hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn.

Để biết được chính xác bệnh của mình, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám để có sự chẩn đoán và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa!

Read more…

VIÊM XOANG MÃN TÍNH CHỮA THẾ NÀO?

04:30 |

Viêm xoang mãn tính! Là viêm xoang dài hơn tám tuần hoặc lâu hơn, gây lên: Nước mũi vàng hoặc hơi xanh, tắc nghẽn mũi, đau sưng vùng mũi, đau nhức ở hàm trên hoặc răng, giảm cảm giác mùi, ho nặng hơn vào ban đêm...
Định nghĩa
Với viêm xoang mãn tính, các hốc quanh mũi (xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này cản trở thoát nước và gây ra chất nhờn.
Nếu có viêm xoang mãn tính, nó có thể khó thở bằng mũi. Khu vực xung quanh mắt và khuôn mặt có thể cảm thấy bị sưng và có thể có cơn đau nhói mặt hay đau đầu.
Viêm xoang mãn tính có thể được gây ra bởi nhiễm trùng nhưng cũng có thể được gây ra bởi khối u trong xoang hoặc lệch vách ngăn mũi. Trong khi hầu hết mọi người có một cơn viêm xoang ngắn ngủi tại một số thời điểm (được gọi là viêm xoang cấp tính ), viêm xoang mãn tính là viêm xoang kéo dài hơn tám tuần hoặc tái trở lại.

I. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM XOANG MÃN TÍNH

Viêm xoang mãn tính triệu chứng bao gồm:
- Thoát nước màu vàng hoặc hơi xanh, từ mũi hoặc xuống phía sau cổ họng.
- Cản trở hoặc tắc nghẽn mũi, gây khó thở bằng mũi.
- Đau, đau và sưng quanh mắt, má, mũi, trán.
- Đau nhức ở hàm trên và răng.
- Giảm cảm giác mùi và hương vị.
- Ho, có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
Dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau tai.
- Viêm họng.
- Tình trạng hơi thở hôi.
- Mệt mỏi hay khó chịu.
- Buồn nôn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang mãn tính cũng tương tự như viêm xoang cấp tính, ngoại trừ nó kéo dài hơn và thường gây mệt mỏi đáng kể nhiều hơn. viêm xoang mãn tính là viêm xoang kéo dài hơn tám tuần hoặc tái trở lại. Không giống với viêm xoang cấp tính, sốt không phải là một dấu hiệu thường gặp của viêm xoang mãn tính.
Có thể có nhiều đợt của viêm xoang cấp tính kéo dài ít hơn bốn tuần, trước khi phát triển thành viêm xoang mãn tính. Có thể cần đến một bác sỹ chuyên gia dị hoặc tai, mũi, họng để đánh giá và điều trị.
Gặp bác sĩ nếu:
- Nếu đã có viêm xoang một số lần và tình trạng không đáp ứng với điều trị.
- Nếu có viêm xoang kéo dài hơn 7 ngày.
- Nếu các triệu chứng không tốt hơn sau khi gặp bác sĩ.
Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng:
- Đau hoặc sưng quanh mắt.
- Trán sưng.
- Đau đầu dữ dội.
- Lẫn lộn.
- Nhìn đôi hoặc thay đổi tầm nhìn.
- Đau cổ.
- Khó thở.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM XOANG MÃN TÍNH

Khi viêm xoang, các màng nhầy của mũi, xoang, họng (đường hô hấp trên) trở nên sưng lên. Điều này cản trở các lỗ xoang và ngăn chất nhờn thoát bình thường.
Xoang bị chặn tạo ra một môi trường ẩm ướt, làm cho nó dễ dàng hơn trong nhiễm trùng. Xoang bị nhiễm bệnh và không thể thoát trở thành đầy mủ, dẫn đến các triệu chứng như xả màu vàng hay xanh và các triệu chứng khác của nhiễm trùng.
Nguyên nhân thường gặp của viêm xoang mãn tính bao gồm:
- Các khối u bướu thịt. Những mô phát triển có thể chặn các đoạn mũi hoặc xoang.
- Phản ứng dị ứng. Dị ứng gây nên bao gồm nhiễm nấm xoang.
- Lệch vách ngăn mũi. Vách ngăn vẹo giữa các lỗ mũi có thể hạn chế hoặc chặn lối đi của xoang.
- Chấn thương vào mặt. Xương mặt bị gãy hoặc bị hỏng có thể gây cản trở đoạn xoang.
- Các điều kiện y tế. Các biến chứng của bệnh xơ nang, trào ngược dạ dày, hoặc HIV và các bệnh hệ thống miễn dịch khác có thể dẫn đến tắc nghẽn mũi.
- Nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiễm trùng ở đường hô hấp thông thường nhất, cảm - có thể làm nóng và dày màng xoang, ngăn chặn thoát nước nhầy và tạo điều kiện chín muồi cho sự phát triển của vi khuẩn. Các bệnh nhiễm trùng có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm trong tự nhiên.
- Dị ứng như sốt cỏ khô. Viêm xảy ra với dị ứng có thể chặn các xoang.
- Hệ thống miễn dịch tế bào. Với điều kiện y tế nhất định, các tế bào miễn dịch gọi là eosinophils có thể gây viêm xoang.
Yếu tố nguy cơ
Đang ở nguy cơ tăng mắc viêm xoang mãn tính hoặc tái phát nếu có:
Một bất thường mũi, Như một vách ngăn mũi lệch, hoặc polip mũi.
Aspirin nhạy cảm gây ra các triệu chứng đường hô hấp.
Một điều kiện y tế chẳng hạn như xơ nang hay trào ngược dạ dày (GERD).
Một hệ thống miễn dịch rối loạn chẳng hạn như HIV / AIDS hoặc xơ nang.
Hay sốt hoặc tình trạng dị ứng khác ảnh hưởng đến xoang.
Suyễn - khoảng một trong 5 người bị viêm xoang mãn tính có bệnh suyễn.
Thường xuyên tiếp xúc với chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá.
Các biến chứng
Biến chứng viêm xoang mãn tính bao gồm:
Cơn hen. Viêm xoang mãn tính có thể gây ra một cuộc tấn công bệnh hen.
Viêm màng não. Vị nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm màng và chất lỏng xung quanh não và tủy sống.
Vấn đề tầm nhìn. Nếu nhiễm trùng lan rộng đến ổ mắt, nó có thể gây ra giảm thị lực hoặc thậm chí mù có thể vĩnh viễn.
Chứng phình động mạch hoặc cục máu đông. Nhiễm trùng có thể gây ra vấn đề trong các tĩnh mạch quanh xoang, can thiệp vào nguồn cung cấp máu cho não đưa đến có nguy cơ bị đột quỵ.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Để tìm nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ sẽ tìm cảm giác đau ở mũi hay cổ họng. Bác sĩ có thể sử dụng một công cụ để giữ mũi mở và áp dụng các loại thuốc co rút mạch máu ở mũi. Điều này làm cho dễ dàng hơn để xem bên trong mũi. Bác sĩ sau đó sẽ soi một ánh sáng vào mũi để tìm viêm hoặc chất lỏng. Kiểm tra trực quan này cũng sẽ giúp loại trừ các điều kiện vật lý kích hoạt viêm xoang, như polyp mũi hoặc bất thường khác.
Bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp để giúp có hình ảnh cho viêm xoang mãn tính:
Nội soi mũi. Một ống mỏng linh hoạt (nội soi) với một ánh sáng quang chèn vào mũi cho phép bác sĩ để kiểm tra trực quan bên trong xoang.
Nghiên cứu hình ảnh. Hình ảnh chụp bằng cách sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể hiển thị chi tiết của xoang mũi và khu vực. Đây có thể xác định viêm sâu hoặc trở ngại vật lý đó là khó phát hiện bằng cách sử dụng nội soi.
Xét nghiệm. Phòng thí nghiệm kiểm tra nói chung là không cần thiết để chẩn đoán viêm xoang mãn tính. Tuy nhiên, trong trường hợp các điều kiện không đáp ứng với điều trị hoặc đang tiến triển, xét nghiệm có thể giúp chỉ ra nguyên nhân, như xác định một mầm bệnh vi khuẩn.
Một thử nghiệm dị ứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng tình trạng này có thể gây nên bởi dị ứng, một thử nghiệm da dị ứng có thể được khuyến khích. Một thử nghiệm trên da là an toàn và nhanh chóng và có thể giúp xác định các chất gây dị ứng đó là nguyên nhân gây viêm mũi.

III. ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG MÃN TÍNH

Mục tiêu của điều trị viêm xoang mãn tính là:
- Giảm viêm xoang.
- Giữ mũi thoát.
- Loại bỏ các nguyên nhân.
- Giảm số lượng các đợt viêm xoang.
- Phương pháp điều trị để giảm triệu chứng
Bác sĩ có thể khuyên nên điều trị để giúp giảm triệu chứng viêm xoang. Chúng bao gồm:
- Nước muối xịt mũi, xịt vào mũi nhiều lần trong ngày để rửa mũi.
- Corticosteroid xịt mũi. Những thuốc xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị viêm. Ví dụ như fluticasone, budesonide, triamcinolone, mometasone và beclomethasone.
- Corticosteroid uống hoặc tiêm. Các loại thuốc này được sử dụng để làm giảm viêm xoang nghiêm trọng, đặc biệt là nếu cũng có polyp mũi. Ví dụ như prednisone và methylprednisolone. Corticosteroid uống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi được sử dụng lâu dài, do đó, chúng chỉ được sử dụng để điều trị triệu chứng hen suyễn nặng.
- Thuốc thông mũi. Các loại thuốc này có sẵn trong toa và chất lỏng theo toa, thuốc viên và thuốc xịt mũi. Ví dụ về thuốc thông mũi và miệng OTC bao gồm Sudafed Actifed. Thuốc xịt mũi bao gồm phenylephrine và oxymetazoline. Các loại thuốc này thường chỉ thực hiện trong một vài ngày, nếu không nó có thể gây ra sự trở lại của ùn tắc nghiêm trọng hơn.
- Thuốc giảm đau chẳng hạn như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen. Bởi vì các nguy cơ bị hội chứng Reye - một căn bệnh có khả năng đe dọa mạng sống - không bao giờ cung cấp cho aspirin cho trẻ em.
Aspirin giải mẫn cảm điều trị nếu có phản ứng với aspirin gây viêm xoang. Tuy nhiên, điều trị này có thể có biến chứng nghiêm trọng như chảy máu đường ruột hoặc tấn công bệnh suyễn nặng.
- Thuốc kháng sinh đôi khi cần thiết cho viêm xoang nếu có một nhiễm trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, viêm xoang mãn tính thường được gây ra bởi một cái gì đó khác hơn là vi khuẩn và kháng sinh sẽ không giúp đỡ gì.
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm xoang mãn tính gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn bao gồm amoxicillin, doxycycline hoặc thuốc kết hợp trimethoprim - sulfamethoxazole. Nếu nhiễm trùng không dịu bớt hoặc nếu viêm xoang quay trở lại, bác sĩ có thể thử một kháng sinh khác nhau.
Nếu bác sĩ không kê toa thuốc kháng sinh, điều quan trọng là thực hiện toàn bộ liệu trình của thuốc. Nói chung, điều này có nghĩa là sẽ phải mất cho 10 - 14 ngày hoặc thậm chí lâu hơn - ngay cả sau khi các triệu chứng có được tốt hơn. Nếu ngưng thuốc sớm, các triệu chứng có thể quay trở lại.
-Nếu dị ứng đang đóng góp viêm xoang, các mũi chích ngừa dị ứng (miễn dịch liệu pháp) giúp giảm thiểu các phản ứng của cơ thể với dị nguyên cụ thể có thể giúp điều trị các nguyên nhân.
-Trong trường hợp tiếp tục chống lại điều trị hoặc thuốc, phẫu thuật nội soi xoang có thể là một lựa chọn. Đối với thủ tục này, bác sĩ sử dụng một ống mỏng linh hoạt với một ánh sáng để khám phá đoạn xoang. Sau đó, tùy thuộc vào nguồn gốc của tắc nghẽn, các bác sĩ có thể sử dụng các công cụ khác nhau để loại bỏ mô hoặc cạo đi một polip gây tắc nghẽn mũi. Mở rộng một hẹp xoang cũng có thể là một lựa chọn để thúc đẩy thoát nước.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Những bước này tự giúp đỡ có thể giúp giảm triệu chứng viêm xoang:
Nghỉ ngơi nhiều. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tốc độ phục hồi.
Uống nhiều chất lỏng, như nước hoặc nước trái cây. Điều này sẽ giúp làm loãng chất nhầy tiết ra và thúc đẩy thoát nước. Tránh các đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể khử nước. Uống rượu cũng có thể xấu đi các sưng màng của xoang và mũi.
Xông hơi. Treo lên một khăn qua đầu khi thở trong hơi nước từ một bát nước nóng. Giữ hơi nước hướng về khuôn mặt. Hoặc tắm vòi sen nóng, hít thở trong không khí ấm và ẩm. Điều này sẽ giúp giảm đau và giúp tiêu hao chất nhầy.
Áp ấm khuôn mặt. Nơi ấm, khăn ẩm ướt quanh mũi, má và đôi mắt để làm giảm đau mặt.
Rửa mũi. Sử dụng một chai squeeze thiết kế đặc biệt, bóng đèn ống tiêm hoặc nồi neti để rửa mũi. Điều này khắc phục tại nhà gọi là lavage mũi, có thể giúp thông thoáng xoang.
Ngủ với đầu nâng lên. Điều này sẽ giúp xoang lưu thông, giảm bớt tắc nghẽn.
Phòng chống
Các bước sau để giảm nguy cơ mắc viêm xoang mãn tính:
Tránh nhiễm trùng hô hấp trên. Giảm thiểu liên hệ với những người có cảm lạnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước các bữa ăn.
Quản lý cẩn thận dị ứng. Làm việc với bác sĩ để giữ cho các triệu chứng dưới sự kiểm soát.
Tránh khói thuốc lá và không khí bị ô nhiễm. Khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng và làm viêm phổi và mũi.
Sử dụng máy tạo độ ẩm. Nếu không khí trong nhà khô, chẳng hạn như nếu buộc phải nhiệt khí nóng, thêm độ ẩm cho không khí có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang. Hãy đảm bảo độ ẩm sạch sẽ, thường xuyên làm sạch nấm mốc kỹ lưỡng.


Read more…

VIÊM XOANG HÀM

04:30 |

Viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc xoang, không có tổn thương xương. Bệnh thường gặp ở người lớn do nhiễm khuẩn quanh cuống răng, nang chân răng làm mủ vỡ vào xoang, biến chứng của răng nanh hoặc răng khôn mọc ngầm, tai biến do nhổ răng...
Bệnh có thể biểu hiện dưới 3 thể.
Viêm mủ xoang hàm do răng: Bệnh cảnh giống viêm xoang cấp như đau mặt âm ỉ, sốt, người bệnh ngửi thấy mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang sẽ bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn tính.

Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.

Viêm xoang hàm mạn: Thường do những nguyên nhân như viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống... Người bệnh đôi khi mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên xoang bệnh. Có thể viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy... do nuốt phải mủ và các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp-xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng.

Việc điều trị tùy theo từng thể bệnh. Đối với viêm xoang cấp, cần dùng kháng sinh, sát khuẩn mũi. Nếu sau vài ngày vẫn còn viêm xoang thì chọc rửa xoang bằng dung dịch kháng sinh. Đối với viêm xoang mạn, cần nhổ răng nguyên nhân gây viêm xoang, sau đó bơm rửa xoang qua đường mũi. Nếu sau nhiều lần bơm rửa mà bệnh vẫn không khỏi thì mổ nạo xoang triệt để.

Để dự phòng viêm xoang hàm do răng, phải kiểm tra và điều trị có hệ thống những răng hàm trên bị thương tổn và nghi ngờ. Nếu xoang bị hở khi nhổ răng, phải điều trị kháng sinh và tránh những động tác không cần thiết làm bệnh nặng thêm. Nếu một chân răng bị đẩy vào xoang, cần lấy ra ngay hoặc đục mổ xoang để lấy, phối hợp với dùng kháng sinh.
BS Trịnh Thu Hà, Sức Khỏe & Đời Sống

Read more…

VIÊM XOANG TRÁN

04:30 |

Tôi hay bị đau đầu vào giữa giờ buổi sáng, có phải bị viêm xoang trán, rất mong được bác sĩ tư vấn.

Dương Thu Hiền (Nam Định)
Xoang trán nằm ở vị trí cao ngay trên ổ mắt và nằm trong chiều dày của xương trán, thông thương với hốc mũi qua ống trán - mũi. Vì vậy nếu bạn bị viêm xoang trán sẽ bị lây sang các xoang khác. Triệu chứng điển hình của viêm xoang trán là đau đầu, nhất là vào buổi sáng. Đến buổi chiều sẽ đỡ hơn do xoang được dẫn lưu tự nhiên. Kèm theo đau đầu là các triệu trứng khác như mỏi mắt, đau ở gốc mũi, chóng mặt, điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của bạn và thậm chí khiến bạn bị suy nhược thần kinh. Bệnh viêm xoang trán nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng uống kháng sinh mà không cần phải phẫu thuật. Nếu bạn phát hiện muộn, có thể phải phẫu thuật nội soi sẽ đỡ đau và mang lại hiệu quả tốt. Để được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, bạn hãy tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi - họng. Chúc bạn mau lành bệnh.
BS. Nguyên Diễn

Read more…

THUỐC NÀO CHỮA KHỎI HẲN BỆNH VIÊM XOANG

04:29 |

Bệnh viêm xoang sàn chữa khỏi hẳn được không BS ơi?

Chào BS, 
Mẹ tôi 47 tuổi, bị bệnh viêm xoang sàn đã 1 năm nay. Mẹ tôi không thể ăn đồ biển như tôm, cua, cá biển... (theo như mọi người nói thì đó là các món có phong). Mẹ thường loạng choạng đầu óc, đau đầu, mũi nóng rát. Khi tiếp xúc với bụi thì hay nhảy mũi, chảy nước mũi loãng nhiều và không có mùi hôi.

Xin hỏi BS, bệnh của mẹ tôi như vậy có thể chữa hết hẳn không? Nếu được thì chữa bằng thuốc gì và chữa ở đâu? Chi phí điều trị là bao nhiêu? Xin cảm ơn BS. (Nguyễn Thị Hon - Đồng Tháp)

Trả lời:

Bạn thân mến,

Viêm xoang (VX) là bệnh thường gặp ở nước ta hoặc ở những vùng có môi trường không khí ô nhiễm.

Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người lớn, nhưng người lớn thường mắc bệnh này cao hơn nhiều.
Mẹ bạn có những triệu chứng đó là do viêm xoang. VX có hai dạng cấp tính hoặc mạn tính.

Nguyên nhân gây VX:
- Do nhiễm trùng
- Do sâu răng
-  VX  do dị ứng. Mẹ bạn bị viêm xoang do yếu tố dị ứng


Người bệnh thường có biểu hiện nghẹt mũi do mũi bị viêm nhiễm, phù nề, chảy mũi nước, nhảy mũi nhiều lần khi tiếp xúc với yếu tố dị ứng (khói bụi, thuốc lá, thức ăn, thời tiết lạnh…) nhất là sáng sớm lúc mới ngủ dậy.
Ngoài ra, triệu chứng đau đầu, chóng mặt cũng thường gặp trong bệnh lý này. Chất tiết ra từ xoang chảy xuống họng làm người bệnh khó chịu, ngứa họng,  rối loạn khứu giác như không ngửi được mùi…
Bệnh của mẹ bạn do yếu tố dị ứng nên điều trị khó khỏi hẳn, khi có bội nhiễm cần điều trị một đợt kháng sinh 7-14 ngày, chủ yếu là phòng bệnh: Tránh các yếu tố gây dị ứng, giữ ấm cổ, tránh lạnh đột ngột, môi trường nhà ở cần thông thoáng, nên đeo khẩu trang y tế  để tránh bụi, vệ sinh răng-miệng thật tốt, tránh sâu răng, vệ sinh mũi bằng NaCl 0,9%.

Read more…

CHỮA VIÊM XOANG Ở ĐÂU TỐT NHẤT

04:29 |


1. Đau vùng mũi ,trán
* Em thường xuyên bị đau vùng mũi và trán, đặc biệt là những ngày thời tiết lạnh. Mũi thường có màu xanh hai bên sóng, hay chảy nước, ngày nắng có lúc bị chảy máu cam. Em đi khám BS nói viêm mũi, uống thuốc nhiều nhưng không khỏi, thường xuyên tái phát khi ngồi máy lạnh, hoặc trời lạnh. Xin cho hỏi phải điều trị như thế nào? (Thanh Tâm)
- Theo kinh nghiệm của chúng tôi rất có thể bạn có một bất thường nào đó về cấu trúc mũi xoang như vẹo vách ngăn, bóng khí cuống mũi giữa hoặc điểm tiếp xúc giữa cuốn mũi và vách ngăn. Khi những ngày thời tiết lạnh, các cuốn mũi nở ra để làm ấm không khí, khi đó những chỗ hẹp hoặc chèn ép này trở nên chèn ép nhiều hơn vào các nhánh thần kinh cảm giác trong hố mũi gây ra cảm giác đau.
Để chẩn đoán xác định tình trạng này, bạn nên chụp một phim CT mũi xoang. Cách điều trị dứt điểm các bất thường cấu trúc này là phẫu thuật.
2. Mũi chảy đàm xanh
* Hàng năm tôi đều đi khám bệnh định kỳ đều được bác sĩ chẩn đoán là bình thường! Nhưng gần đây tôi thấy đau buốt một nửa mặt, ù tai rất khó chịu, họng đau cứng, mũi sổ ra rất nhiều đờm xanh.
Tôi đi khám, bác sĩ khám qua loa, chẩn đoán là viêm mũi, rồi kê một đống thuốc. Tôi cũng mua về uống và cả xịt mũi nữa nhưng bệnh không thuyên giảm. Qua bạn bè mách bảo, tôi chuyển sang xúc miệng bằng nước muối và xục cả mũi bằng nước muối tranh thì thấy có hiệu quả hơn.
Hiện mũi tôi không bị ra đờm xanh nữa nhưng trong vòm lưỡi và lợi lại xuất hiện cục đờm xanh nhỏ khi tôi lấy lưỡi ấn vào phần lợi dưới! Xin bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn cách chữa trị! Bệnh viêm xoang có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người không? Bệnh có thể chữa được dứt điểm không? (Đinh Như Thuần)
 - Trường hợp của anh có đau khu trú một bên, chảy mũi đàm xanh, thêm vào đó hiện nay có thêm bất thường ở rãnh lợi môi. Gợi ý có tình trạng viêm xoang mạn tính một bên. Chúng tôi nghĩ anh nên chụp một phim CT mũi xoang để đánh giá kỹ vấn đề này. Rất có thể anh có một bất thường nào đó như bất thường cấu trúc, dị vật, hoặc nhiễm mấm phía bên có triệu chứng.
Bệnh lý này có thể điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật kết hợp điều trị nội khoa. Nếu không điều trị bệnh sẽ gây ra triệu chứng khó chịu như anh đã từng bị, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của anh.
3. Sổ mũi, nhức đầu, tái phát nhiều năm
* Em năm nay 23 tuổi, thường hay bị cảm, sổ mũi, nhức đầu mỗi khi trời thay đổi thời tiết, em bị như vậy cũng lâu rồi (khoảng 4 năm), bây giờ khứu giác hơi kém, những lúc em bị sổ mũi thì gần như không cảm thấy được mùi luôn, còn khi bình thường thì nghe mùi rất dở. Không biết em có bị xoang mạn tính không?(P.T.K.T)
 - Trường hợp của em bị sổ mũi nhức đầu tái phát nhiều năm và đồng thời có giảm khứu giác. Đây chính là tình trạng viêm mũi xoang mạn tính. Em rất cần nên khám tai mũi họng nội soi và đồng thời chụp một phim CT để chẩn đoán chính xác tình trạng niêm mạc mũi xoang có hay không có polyp. Từ đó sẽ có cách điều trị phù hợp.
4.Viêm xoang vùng má
* Tôi bị viêm xoang vùng má hơn 15 năm nay, lúc đầu rất đau nhức nhưng bây giờ không còn đau nhức nữa, chỉ hơi khó chịu vùng mũi do dịch tiết ra, xin hỏi có cách nào để trị dứt hẳn viêm xoang không? Và điều trị ở đâu? Thời gian bao lâu? Chi phí thế nào?(Nguyen Tuan)
 - Trường hợp của anh cần cho chúng tôi biết rõ thêm dịch mũi tiết ra có thường xuyên hay không, hay chỉ thỉnh thoảng, màu sắc của dịch mũi như thế nào có mùi hôi hay không, yếu tố nào làm dịch mũi chảy nhiều hơn, mỗi lần bị anh đã điều trị như thế nào, có giảm hay không?  Anh nên khám tai mũi họng, nội soi kỹ mới có thể đánh giá tường tận. Nếu bạn bị viêm mũi xoang dị ứng thì việc điều trị chỉ có thể làm giảm độ trầm trọng của các triệu chứng bệnh không thể dứt hẳn 100%. Nếu bạn bị viêm mũi xoang do nhiễm trùng chắc chắn bạn sẽ được điều trị dứt điểm nếu được theo dõi điều trị đúng cách.
5. Viêm xoang tự khỏi, có để lại di chứng?
* Tôi bị vẹo vách ngăn - viêm xoang sàng mạn tính từ 6 năm trước. Hiện tại sức khỏe bình thường, không đau nhức gì. Xin hỏi bệnh này có để lại di chứng gì sau này không? (Trần Quang Vinh)
 - Vẹo vách ngăn nếu không có triệu chứng và biến chứng như nghẹt mũi bên vẹo, nhức đầu, đau nhức trong mũi, chảy máu mũi, viêm xoang mất mùi thì việc điều trị bằng phẫu thuật là không cần thiết. Tình trạng viêm xoang cách đây 6 năm hiện nay hoàn toàn không có một triệu chứng nào có thể bệnh đã khỏi. Tình trạng này không hề để lại một di chứng nào. Chúc mừng bạn.
6. Khi nào mũi bị nhiễm trùng?
* Em bị bệnh viêm mũi xoang khoảng 6 năm nay, mỗi lần thay đổi thời tiết rất khó chịu và thường hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và nhiều lúc em thấy nước mũi mình có mùi hôi và xanh nhạt. Em nghe nói việc phẫu thuật không thể chữa lành hẳn được, một số phương pháp dân gian như dùng cây hoa cứt lợn cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Vậy BS có thế tư vấn cho chúng em xem liệu biện pháp nào là tối ưu trong cách điều trị bệnh này? Và những biện pháp nào có thể làm làm giảm bệnh tức thời. (Lê Thị Thanh Ái) 
 - Rất có thể bạn bị viêm mũi xoang dị ứng vì có các triệu chứng hắc xì, chảy mũi, ngứa mũi khi thời tiết thay đổi. Thỉnh thoảng bạn có nước mũi có mùi hôi và ngã sang màu xanh tức là bạn đang bị bội nhiễm vi trùng.
Hiện nay điều tốt nhất là phòng bệnh bạn nên rửa mũi mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi đi ra ngoài nhiều bụi bặm hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm. Đồng thời bạn cần tập luyện để mình có một sức khỏe tốt, dẻo dai. Bệnh này không phải là bệnh lý cần phẫu thuật. Điều trị chính yếu là dùng thuốc kháng viêm, kháng histamine uống và các loại thuốc corticoid xịt mũi tại chỗ.
7.Viêm xoang có chữa trị dứt điểm được không?
* Bác sĩ cho em hỏi là bệnh viêm xoang có trị hết vĩnh viễn không? Vì em nghe nói là bệnh chữa dù có giảm nhưng sau một thời gian cũng sẽ phát lại, đau lúc nào thì uống thuốc lúc đó?Bác sĩ cho em hỏi là hiện tại ở Việt Namthì bệnh viện nào chuyên chữa viêm xoang? (Kinh doanh)
* Tôi bị viêm xoang từ nhỏ, uống đủ mọi thứ thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc mà không khỏi, nhiều người nói với tôi là viêm xoang không thể chữa khỏi dứt điểm được, có 9du1ng vậy không?( Đoàn Cao Đại) 
 - Đây là một nhận định rất phiến diện, hoàn toàn không đúng. Điều nghiêm trọng là làm cho nhiều người có bệnh viêm xoang cứ nghĩ là mình không thể được chữa khỏi nên cam chịu, làm cho bệnh từ nhẹ trở thành nặng và có thể có biến chứng.
Sự thật trong thực tế, viêm xoang hay được gọi chính xác hơn là viêm mũi xoang có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có những nguyên nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn như viêm xoang do vi trùng, viêm xoang do bất thường cấu trúc, viêm xoang do nấm, viêm xoang do răng, do dị vật.
Các nguyên nhân gây viêm mũi xoang không chữa khỏi hoàn toàn điển hình như do dị ứng. Nhưng đối với nhóm nguyên nhân này nếu điều trị nội khoa đúng cách và có chế độ gìn giữ sức khỏe phù hợp người bệnh có thể chung sống với bệnh một cách dễ chịu.
8.Viêm mũi vận mạch là gì?
* Tôi năm nay 42 tuổi, bị viêm xoang từ lúc học lớp 8 đến nay. Cứ mỗi lần có sự thay đổi về thời tiết- đặc biệt là vào những tháng bắt đầu có gió mùa đông bắc thì hầu như đêm về là tôi bị nghẹt mũi, không thể ngủ được (tôi đang sống ở Huế), và cứ kéo dài cho đến hết mùa xuân. Tôi đã đi khám BS và thậm chí uống cả thuôc bắc, thuốc nam nhưng đều không khỏi. Mong BS vui lòng chỉ bảo, hướng dẫn phương pháp điều trị! (Hoàng Công Tráng) 
 - Bệnh của anh có thể có hai nhóm nguyên nhân: thứ nhất là viêm mũi dị ứng theo mùa , bệnh thường kèm theo chảy mũi, ngứa mũi, ngứa mắt và đặc biệt nhất là hắc xì rất nhiều.
Thứ nhì là viêm mũi vận mạch, bệnh thường có hai triệu chứng chính là chảy mũi và nghẹt mũi, bệnh cũng có thể có hắt xì và ngứa mũi nhưng với tần suất ít hơn. Khi thời tiết lạnh, các cuống mũi trong hai hố mũi sẽ nở ra để tăng diện tích làm ấm không khí, do vậy trên cơ địa của người sẵn có bệnh lý mũi xoang triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Cách điều trị tốt nhất là giữ ấm, tránh khói bụi, rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, và khi tới mùa bị bệnh anh có thể đi khám bác sĩ tai mũi họng để được tư vấn sử dụng thuốc chống nghẹt mũi và các loại thuốc corticoid xịt mũi một cách thích hợp để phòng và đối phó với bệnh.
9. Phân biệt nhức đầu do viêm xoang
*Mẹ của em năm nay 73 tuổi, một tuần trở lại đây thấy nhức đầu nhiều, cứ 2-4 phút thì trên đỉnh đầu bên trái lại giật 1 cái, trên đầu sưng lên từng đốm đỏ. Đi khám BS chẩn đoán viêm xoang mũi họng nặng, uống thuốc nhưng lâu lâu trên đỉnh đầu lại giật rất đau . Em mong BS hướng dẫn hướng điều trị cho mẹ em.(Trieu Thanh Son)
 - Ở người lớn tuổi khi có nhức đầu thì nguyên nhân phải nghĩ đến trước tiên là bệnh lý cao huyết áp hoặc cách bệnh lý về mạch máu não. Do vậy, bạn nên đưa mẹ đi khám tim mạch trước để chẩn đoán và loại trừ hẳn nhóm nguyên nhân nguy hiểm này.
Chẩn đoán viêm xoang chỉ nghĩ đến khi có các triệu chứng điển hình ở mũi như đau nặng mặt, nghẹt mũi, chảy mũi, mất mùi, khám có mủ ở khe giữa hoặc phải được chẩn đoán xác định bằng CT mũi xoang. Triệu chứng đau đầu và giật từng cơn thường không giống như triệu chứng nhức đầu âm ỉ trong bệnh lý mũi xoang. Bạn cũng nên đưa mẹ đến khám với bác sĩ về nội thần kinh về triệu chứng nhức đầu này.
10. Viêm xoang lâu ngày có bị ung thư?
* Trước đây khoảng 12 năm em đã bị bệnh viêm xoang hàm phải. Xin hỏi bệnh phải chữa trị như thế nào? Có phương pháp nào ít tốn kém mà hiệu quả không? Bệnh viêm xoang để lâu có bị ung thư không? Xin nói thêm, sức khỏe của em vẫn bình thường, chỉ khi đến mùa lạnh mới bị viêm xoang tái phát. (Nguyễn Văn Khoa) 
 - Trường hợp của bạn chỉ bị viêm xoang hàm một bên phải kéo dài nhiều năm, cho thấy có một nguyên nhân nào đó chỉ khu trú ở hố mũi bên phải, do vậy bạn nên được nội soi hoặc chụp thêm phim CT mũi xoang để chẩn đoán xác định tình trạng của bệnh.
Đây là một thể bệnh có thể chữa dứt hoàn toàn nếu chúng ta tìm ra nguyên nhân như: do dị vật, do răng, do bất thường cấu trúc hố mũi bên phải như vẹo vách ngăn, bóng khí cuống mũi giữa chén ép vào phức hợp lỗ thông bên phải.
Cách điều trị nhóm nguyên nhân này là phẫu thuật. Tránh khói bụi, rửa mũi sạch sẽ là cách phòng bệnh hiệu quả và ít tốn kém nhất cho tất cả các bệnh lý viêm mũi xoang nói chung.
Nguyên nhân của ung thư xoang hiện nay vẫn chưa rõ, người ta thấy ung thư xoang thường xuất hiện ở những người tiếp xúc với bụi gỗ, bụi da, ni-ken và hơi mù tạt. Trường hợp của bạn ít nghĩ đến ung thư xoang do bệnh đã tồn tại quá lâu.
11. Viêm xoang có ảnh hưởng đến mắt?
* Cách đây 1 tháng tôi có khám xoang ở bệnh viện, BS khám và chụp X-Quang kết luận là viêm xoang sàng nhẹ. Gần đây, hai mắt tôi cảm thấy hơi nặng ở 2 bên khóe, có cảm giác không bình thường (Tôi bị cận thị và đã đo mắt, thị lực không tăng). Hỏi BS Viêm xoang có ảnh hưởng gì tới mắt hay không? (Jack Cao) 
- Bệnh lý viêm xoang chắc chắn có ảnh hưởng đến mắt, đặc biệt là viêm xoang sàng, do các xoang này chỉ cách ổ mắt một mảnh xương giấy rất mỏng. Tuy nhiên, khi bạn có cảm giác nặng mắt thì trước hết nên đi khám mắt trước để chẩn đoán và loại trừ các bệnh về mắt.
Chẩn đoán xác định viêm xoang là chụp CT mũi xoang, chứ không phải là chụp x-quang, đặc biệt là về xoang sàng, do hình ảnh x-quang có độ chính xác rất thấp và phụ thuộc chủ quan vào người đọc.
12. Chữa viêm xoang, phải tìm nguyên nhân
* Xin cho biết cách nào chữa bệnh viêm đa xoang mạn tính. Thời tiết thay đổi là em luôn bị chảy mũi, sau đó nghẹt mũi. Mũi có mùi hôi. Có thể dùng thuốc nam chữa dứt bệnh được không?(Võ Thị Minh Sang) 
 - Chị bị viêm đa xoang, nước mũi có mùi hôi, cho thấy các xoang chị có tình trạng nhiễm trùng. Chị nên đi khám bệnh để được điều trị bằng kháng sinh hợp lý đồng thời tìm ra nguyên nhân của tình trạng viêm đa xoang này để từ đó có cách điều trị phù hợp để dứt điểm bệnh.
Hiện nay, tại nhà, chị có thể tự rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giúp mũi sạch hơn sẽ góp phần làm giảm mức độ của bệnh. Thuốc nam cũng có các loại kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, nên cũng có thể chữa bệnh viêm xoang, tuy nhiên trong trường hợp cụ thể của chị có chữa dứt được không thì phải xem xét thật kỹ về nguyên nhân của bệnh nữa.
13. Nguyên nhân gây hôi miệng
* Tôi bị viêm xoang đã rất lâu, đã uống thuốc cũng như chọc xoang rất nhiều lần nhưng vẫn không hết, chỉ có mổ là tôi chưa làm, nhưng tôi nghe nói mổ rồi cũng sẽ bị lại như vậy có đúng không? Xin chỉ cho tôi cách trị dứt bệnh này.
Ngoài ra tôi có 1 thắc mắc là không biết có phải do tôi bị viêm xoang làm cho hay bị nghẹt mũi nên tôi phải thở bằng miệng và trong xoang có mủ nên miệng tôi rất hôi, đặc biệt là khi đói bụng hay khi mới ngủ dậy? Hay tôi nghe nói hôi miệng là do nắp bao tử (hay gì đó) không đóng lại làm mùi hôi bay ra, cần phải phẫu thuật mới hết. Nếu như vậy xin vui lòng chỉ cho tôi phải đi điều trị ở bệnh viện nào? (Võ Linh) 
 - Tình trạng viêm xoang của anh rất cần đánh giá thật kỹ càng bằng cách khám trực tiếp, nội soi và chẩn đoán hình ảnh. Thật khó cho chúng tôi khi trả lời câu hỏi của anh khi chúng tôi không nắm đầy đủ dữ liệu. Trong dân gian vẫn thường nói: thuốc nào bệnh ấy. Do vậy anh nên đi khám lại một lần nữa ở những cơ sở chuyên khoa có uy tín, biết đâu lần này sẽ chữa được bệnh của anh.
Về triệu chứng hôi miệng có thể có các nguyên nhân sau: viêm mũi xoang: mủ trong xoang gây hôi; viêm amiđan mạn có sỏi amiđan gây hôi; bệnh lý về răng lợi: vi khuẩn gây bệnh gây hôi; trào ngược dạ dày thực quản hơi từ dạ dày đi lên gây hôi.
Trong trường hợp của anh hiện tại chỉ có vấn đề viêm mũi xoang là rõ ràng, đây rất có thể là nguyên nhân, tuy nhiên anh cũng cần được xem xét kỹ thêm vì có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp cùng một lúc. Còn hôi miệng khi đói bụng hoặc khi mới ngủ dậy chỉ là hôi miệng sinh lý nên không cần điều trị gì.   
14. Viêm xoang mạn tính điều trị dài ngày
 * Tôi đi chụp CT bác sĩ nói tôi bi viêm xoang, viêm mũi dị ứng , tôi thường bị đau đầu 2 bên thái dương , đỉnh đầu và sau gáy, 2 gò má, và thường xuyên khạc nhổ ra đờm vừa lỏng vừa đặc. Tôi đã điều trị rất hiều nhưng hầu như hết thuốc lại bị đau lại. Nhờ bác si tư vấn cho tôi. (Nguyễn Văn Bảy)
 - Bệnh của anh đã có chẩn đoán rất rõ ràng, vấn đề còn lại là tìm một cách điều trị thật phù hợp. Thông thường các trường hợp viêm mũi xoang mạn tính thời gian điều trị phải kéo dài nhiều tháng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Các thuốc điều trị bao gồm: kháng sinh nếu có bội nhiễm, thuốc tan đàm nếu có nhiều nhiều mũi nhầy đặc, thuốc kháng dị ứng nếu có dị ứng, thuốc kháng viêm corticoid xịt mũi và rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Sau 2 hoặc 3 tháng anh nên chụp lại một phim CT mới để so sánh đánh giá tiến triển của bệnh có đáp ứng với điều trị hay không. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại bác sĩ sẽ xem xét và lựa chọn phương pháp điều trị phẫu thuật phù hợp.
15. Nghiêng đầu bên nào đau bên đó
* Khi thời tiết thay đổi tôi hay bị nghẹt một bên mũi và nặng đầu. Tối ngủ nằm nghiêng bên nào nhiều sẽ bị đau nửa đầu bên đó. Bản thân rất hay bị có đờm từ mũi thông với họng và bị viêm họng thường xuyên. Tôi thường xuyên dùng nước muối natriclorua 0,9% rửa mũi hàng ngày khi bị nghẹt mũi có tốt không?(Đinh Thị Bích Liễu) 
- Trường hợp của chị rất có thể chị bị viêm mũi vận mạch một bệnh lý do sự rối loạn hoạt động của thần kinh chi phối sự co giãn của các mạch máu trong niêm mạc mũi khi có sự thay đổi về nhiệt độ hay những kích thích lạ như hóa chất hoặc các mùi lạ.
Cách phòng bệnh hiện nay chị đang làm là rửa mũi bằng nước muối sinh lý là rất phù hợp. Chị nên duy trì đều đặn hàng ngày dù mũi có nghẹt mũi hay không cũng đều rất tốt.
16. Để máy lạnh nhiệt độ bao nhiêu?
* Hiện tại mũi của tôi đang bị tình trạng: khi nằm nghiêng về phía bên nào thì lỗ mũi bên đó bị tắc, hoặc rất khó thở. Xin cho hỏi mũi của tôi bị vấn đề gì và sẽ phải chữa trị như thế nào để cải thiện tình trạng như trên?(Hoàng)
 - Anh đang bị tình trạng viêm mũi vận mạch, cách điều trị hiện nay anh có thể tự làm tại nhà là: thứ nhất: nằm đầu cao hơn một chút, thứ hai : tránh nằm dưới quạt hoặc sử dụng máy lạnh nhiệt độ quá thấp, nên để nhiệt độ vừa đủ dễ chịu (khoảng 27-28 độ), sau cùng là tích cực rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Nếu bệnh vẫn không bớt anh nên đi khám bác sĩ tai mũi họng để có đánh giá chính xác hơn.
17. Triệu chứng của polyp mũi
* Tôi năm nay 35 tuổi, trong mũi tôi bị 1 cục nổi lên rất to làm tôi rất khó thở. Vậy cho tôi hỏi đó là bệnh gì? Có phải polyp mũi không? Cách chữa trị như thế nào?(Ng Van Cang) 
 - Anh nên đi khám cụ thể, bác sĩ mới có thể cho anh biết rõ “cục” đó là gì. Thông thường có thể đó chỉ là đầu cuống mũi dưới, nhưng đó cũng có thể là polyp mũi nếu anh có nghẹt mũi liên tục ngày một tăng, khó thở, mất mùi.
18. Phẫu thuật vẹo vách ngăn và điểm dính trong hố mũi
* Xin BS cho biết, nếu bị viêm xoang và kèm theo vẹo vách ngăn thì có cần phải phẫu thuật vách ngăn không? Và khả năng khỏi bệnh có cao không hay chỉ đỡ được một thời gian? Tôi bị bệnh viêm mũi dị ứng từ năm 2000. Mỗi lần tôi đều đi bệnh viện hoặc BS tư để khám và điều trị nhưng bệnh không giảm mà còn tăng nặng  (Vũ Thuyết Hùng)
* Năm 2007 tôi có đi khám, đã đốt trong mũi sau đó tôi cảm thấy ít chảy mũi nước hơn .Từ đó đến nay hầu như tháng nào cũng uống thuốc .
-Năm 2009 tôi có đi nội soi mũi và kết luận: vẹo vách ngăn mũi phải và có phần dính thànhh mũi và vách ngăn, mũi trái phù nề. Sau thời gian điều trị tôi thấy có đỡ hơn nhưng chỉ sau khoản 1 tuần bệnh lại như cũ. BS yêu cầu phẫu thuật để tách phân dính để giải quyết vấn đề tôi hay bị đau đầu. Qua kiểm nghiệm bản thân tôi nhìn nhận rằng cứ mũi bị phù nề nhiều là tôi bị đau đầu.
-Tôi lại gặp BS trước kia để tái khám nhưng BS nói mũi vẫn tốt và gíới thiệu tôi gặp 1 BS chuyên khoa thần kinh .Tôi đã thử điều trị 2 đợt khoản 15 ngày nhưng bệnh không có gì thay đổi . Hiện giờ tôi đang gặp 1 BS cho dùng phương pháp xông mũi, tôi thấy có tác dụng tốt hơn nhưng không hết phù nề hẳn .Cứ ngừng thuốc là bệnh lại như cũ.
Tôi xin BS Khương tư vấn giúp tôi phương pháp chữa trị hữu hiệu nhất và cũng mong BS trả lời một số câu hỏi của tôi:
1.Hiện tại mũi phải của tôi vẫn hít thở bình thường nhưng có phần yếu hơn mũi trái khoảng 20% ,đôi khi cũng hít thở mạnh hơn mũi trái. Vậy tôi có nên phẫu thụât hay không? phẩu thuật có bị chảy máu nhiều không? Tôi e ngại máu chảy nhiều tràn vào phổi.
2.Sau khi phẩu thuật có giải quyết được bệnh hay không?
3.Qua nhiều lân khám bệnh tôi nhận thấy tôi bị vịêm cuốn mũi là chính .Vậy theo BS dùng phương pháp xông mũi bằng kháng sinh có thể hết bệnh không (BS dùng máy bơm dạng phun sương vào mũi )
4.Làm thế nào đẻ vách ngăn mũi + cuống mũi hết bị phù nề? (Anh Dung)
 - Hiện nay vấn đề mà đang làm anh khó chịu là nghẹt mũi và khi nghẹt như vậy thì anh bị nhức đầu và tình trạng này tốt hơn khi anh xông mũi tuy nhiên vẫn chưa dứt điểm. Như vậy có thể nói chẩn đoán viêm mũi dị ứng của anh là chưa phù hợp, vì trong bệnh viêm mũi dị ứng hầu như không thể thiếu được triệu chứng chảy mũi và hắc xì, ngứa mũi.
Triệu chứng của anh hiện nay có lẽ phù hợp hơn với bệnh viêm mũi vận mạch. Đây là một bệnh lý xảy ra ở niêm mạc mũi do sự mất cân bằng của hệ thần kinh điều khiển co mạch và dãn mạch ở niêm mạc mũi dẫn đến dãn mạch chiếm ưu thế nên gây ra nghẹt mũi, chảy mũi  - đặc biệt khi thay đổi thời tiết hoặc ở lâu trong phòng máy lạnh nhiệt độ thấp.
Đồng thời anh cũng có vẹo vách ngăn và điểm dính trong hố mũi, nếu 2 vấn đề này đã được chẩn đoán chắc chắn bằng hình ảnh nội soi hoặc CT thì việc điều trị bằng phẫu thuật là rất cần thiết, nên thực hiện càng sớm càng tốt, vì sẽ làm cho mũi anh bớt nghẹt đi nhiều và nhức đầu do nhóm nguyên nhân này sẽ được loại trừ.
Phẫu thuật này cũng tương đối đơn giản và rất ít chảy máu và càng không có tình huống máu chảy nhiều tràn vào phổi như sự tưởng tượng phong phú của anh. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý niêm mạc mũi do vậy khi phẫu thuật giải quyết các bất thường về cấu trúc chỉ làm bệnh giảm nhẹ mức độ bệnh chứ không phải là phương thức điều trị dứt điểm.
Hiện nay anh đang điều trị bằng cách xông mũi, sở dĩ sau mỗi lần xông mũi anh thấy mũi thông thoáng nhẹ nhõm là do trong thuốc xông mũi có thuốc co mạch, sau khi xông thuốc vài giờ bệnh sẽ trở lại như trước. Đồng thời đây không phải cách điều trị lý tưởng cho một bệnh có tính chất lâu dài vì sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém.
Theo chúng tôi cách điều trị nội khoa tốt nhất hiện nay anh nên thực hiện là: thứ nhất: tránh cách tác nhân kích thích làm phù nề niêm mạc mũi: như tránh sử dụng quạt, máy lạnh với nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc khói bụi… Thứ hai là dùng thuốc corticoid xịt mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Cách điều trị này có kết quả rất chậm, thường phải sau 2 tuần mới có kết quả và tổng thời gian điều trị phải kéo dài tối thiểu 2-3 tháng, nhưng sẽ giúp bệnh hồi phục một cách sinh lý nhất và có thể hồi phục hoàn toàn.
19. Không phải gai vách ngăn nào cũng mổ
* Ngày 29-5-2010 em có triệu chứng sổ mũi (nước mũi chảy rất nhiều, liên tục, màu trắng), hắt hơi, hơi sốt. Em có uống Decolgen 2- 3 ngày (mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một viên) để trị cảm nhưng không thấy hết sổ mũi. Đờm ở cổ gây ngứa, khò khè. Đến giờ  em vẫn chưa khỏi hoàn toàn, đờm vẫn còn (dẫn đến ho).
Em có đi khám thì BS nội soi mũi trái có một gai vách ngăn to ngang tầm đầu xương cuống giữa, Họng amiđan đỏ nhẹ, không sưng, thành sau họng có một vài hạt đỏ. Em được kê đơn thuốc uống và BS khuyên nên phẫu thuật gai vách ngăn này đi (để phòng sau này bị viêm xoang)(Nguyễn Thị Nga)
 - Các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, hắt hơi , sốt nhẹ, ngứa họng của bạn mới xuất hiện phù hợp với một tình trạng nhiễm siêu vi, nếu bạn nghỉ ngơi, giữ ấm, uống nhiều nước thường bệnh sẽ khỏi sau 10 ngày đến 2 tuần. Bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc giảm ho, giảm chảy mũi nếu triệu chứng nghiêm trọng.
Gai vách ngăn của bạn được phát hiện một cách tình cờ, nếu từ trước đến giờ không có các triệu chứng gì về mũi xoang thì có nghĩa là bạn đang sống hòa bình với gai vách ngăn này, do vậy theo chúng tôi, trong trường hợp này phẫu thuật vách ngăn là không cần thiết.
20. Sử dụng kháng sinh khi nào?
* Ba em năm nay 47 tuổi bị vẹo lệch vách ngăn đã hơn 2 năm nay, ba thường xuyên bị nhảy mũi liên tục, có lúc bị chảy máu ở mũi, và khạc ra máu. Ba em có đi khám ở bệnh viện huyện, BS nói ba em bị vẹo lệch vách ngăn, bị mụt gì đó trong mũi, gây viêm chảy máu.
BS có đề nghị ba em đi nội soi, bắn tia lazer, nhưng ba em chỉ uống thuốc. Hiện giờ đã hết chảy máu. em muốn hỏi BS là với bệnh của ba em thì ba em có nên đi mổ không? Nếu mổ thì có tốn nhiều thời gian và tiền không? (Trần Thị Ngọc Liên) 
 - Nếu ba của em không có các dấu hiệu của nhiễm trùng mũi xoang như chảy nước mũi vàng hoặc xanh, hôi, thì việc sử dụng kháng sinh Amoxicilline và Ampicilline là không cần thiết.
Khạc ra máu là một dấu hiệu rất được đặc biệt quan tâm, nhất là ở những bệnh nhân trên 40 tuổi. Như vậy ba của em nên đi khám bệnh và phải được nội soi mũi xoang là điều rất cần thiết để kiểm tra và đánh giá một cách chính xác hơn.
Khi có kết quả nội soi, đánh giá mức độ lệch của vách ngăn bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cụ thể cách điều trị phù hợp. Em có thể đưa ba đi khám ở bệnh viện tai mũi họng, hoặc khoa tai mũi họng của các bệnh viện lớn trong thành phố
21. Phì đại cuống mũi do dùng thuốc quá nhiều
* Năm nay tôi 32 tuổi, tôi bị viêm mũi hơn 10 năm nay, mỗi lần nghẹt tôi đều nhỏ thuốc RHINEX thì lại thấy hết nghẹt nhưng chỉ được vài giờ thì nghẹt lại. Cứ thế tôi sử dụng thuốc đến tận bây giờ. Vừa rồi tôi có đi bệnh viện ở Cần Thơ khám thì được BS cho nội soi và kết luận là tôi bị lệch vách ngăn và phình 2 cuống mũi do sử dụng thuốc quá nhiều. Xin cho tôi hỏi tôi phải điều trị như thế nào để không bị nghẹt nữa và có cần phải phẫu thuật để cắt bỏ cuống mũi bị phình không? (Nguyen cuc Phuong)
 - Trường hợp của anh có 2 vấn đề đều gây ra chung một triệu chứng nghẹt mũi đó là vẹo vách ngăn và viêm mũi do thuốc. Nếu tình trạng vách ngăn vẹo nhiều có chèn ép, hoặc làm hẹp van mũi và được ước lượng sau khi mổ sẽ góp phần làm giảm nghẹt đáng kể thì việc tiến hành phẫu thuật là rất cần thiết, nên tiến hành càng sớm càng tốt.
Còn tình trạng phì đại cuống mũi do thuốc anh nên tiến hành điều trị nội khoa trước bằng cách giảm từ từ thuốc co mạch dạng nhỏ tại chỗ, thay vào đó thuốc co mạch qua đường uống, đồng thời tích cực rửa mũi bằng nước muối sinh lý và sử dụng thuốc corticoid xịt mũi. Dần dần thuốc co mạch đường uống cũng được giảm liều cho tới khi anh không còn sử dụng thuốc co mạch nhỏ mũi cũng như thuốc co mạch đường uống nữa thì điều trị được xem như thành công, mặc dù anh cũng phải tiếp tục rửa mũi và dùng corticoid xịt mũi sau đó.
Cách điều trị nội khoa này sẽ thành công rất cao nếu khéo léo và kiên trì áp dụng, thông thường phải mất 3-6 tháng mới khỏi bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ một phần cuống mũi dưới hai bên sẽ được áp dụng khi điều trị nội khoa đúng cách thất bại, tuy nhiên sau khi phẫu thuật anh cũng phải được điều trị nội khoa từ 1-2 tháng bệnh mới hồi phục hoàn toàn.
22. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật
* Tôi đã phẫu thuật cắt polype mũi, bẻ cuống dưới hai bên cách đây 10 năm, chẩn đoán ra viện là viêm mũi dị ứng, vết mổ tốt. Tuy nhiên, gần đây khi khám sức khỏe định kỳ thì BS bảo là nên đi nội soi lại, vậy, BS cho tôi hỏi là bệnh đó có tái phát lại hay không, tôi sử dụng khẩu trang y tế khi ra đường và nhỏ muối sinh lý khi về nhà, cảm thấy không có triệu chứng nhức đầu và ngẹt mũi, vậy có cần đi khám lại không?(Nguyễn Minh Hùng)
 - Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội. Do vậy hiện nay anh là một người hoàn toàn khỏe mạnh nên việc đi khám lại thật không cần thiết lắm, vì đã 10 năm rồi mà bệnh không có triệu chứng gì, có thể anh đã khỏi bệnh hoàn toàn. Hiện tại các biện pháp phòng bệnh mà anh đang làm: đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối là rất đúng , anh nên duy trì đều đặn.
23. Bao nhiêu tuổi mới nên phẫu thuật chỉnh vách ngăn?
*Cách đây gần một năm, em bị nghẹt mũi dai dẳng, uống thuốc nhưng không hết. BS chẩn đoán vẹo vách ngăn trái, kèm theo dính cuống mũi gây nghẹt. Sau đó em xin làm thủ  tục phẫu thuật, BS tư vấn chưa nên chỉnh vách ngăn vì em còn đang trong giai đoạn phát triển, thể trạng chưa ổn định, rất dễ bị vẹo trở lại, BS chỉ phẫu thuật tách dính cuống mũi. Sau một thời gian khoảng 3 tháng, em cảm thấy bị nghẹt trở lại như trước, tính đến nay đã được 8 tháng. Vậy em có nên đi phẫu thuật chỉnh vách ngăn tại thời điểm này hay không?(Hải)
 - Sau 18 tuổi có thể tiến hành mổ chỉnh hình vách ngăn mà không hề có bất kỳ biến đổi nào về sự phát triển sọ mặt cũng như “bị vẹo trở lại”. Vấn đề quan trọng của em là cần phải xác định rõ nghẹt mũi này có phải thật sự do vẹo vách ngăn hay không hay do một bệnh lý khác.
Nếu nghẹt mũi do vẹo vách ngăn thì triệu chứng nghẹt mũi thường có đặc điểm là chỉ nghẹt ở bên vẹo và qua hình ảnh nội soi sẽ thấy vách ngăn vẹo rất nhiều hoặc làm hẹp van mũi.
Trong khi đó nghẹt mũi do các bệnh lý niêm mạc mũi như viêm mũi dị ứng hay viêm mũi vận mạch thì triệu chứng nghẹt thường có đặc điểm là nghẹt một bên và luân phiên khi thì bên phải, lúc thì bên trái và thay đổi theo tư thế, trong những trường hợp nặng sẽ nghẹt cả hai bên. Nếu đã xác định rõ nghẹt mũi do vẹo vách ngăn thì phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn là cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt để mang lại cho em chất lượng cuộc sống tốt hơn.
24. Mổ xoang nhiều lần
* Tôi 35 tuổi được chẩn đoán là viêm đa xoang. Năm 2008 đã mổ xoang 1 lần. Bệnh có giảm được một thời gian. Nay bệnh trở lại như cũ. Đau đầu vùng trán, chảy mũi và ngẹt mũi thường xuyên nhất là vào nghững ngày thời tiết thay đổi. Hỏi tôi có thể mổ lại xoang hay có phương pháp điều trị nào không?(Lê Nguyễn Bảo Phương)
 - Mổ lại lần thứ 2 thứ 3 trong điều trị viêm xoang không phải là chuyện ít xảy ra, do nhiều lý do như do bệnh tái phát, hoặc do lần trước mổ chỉ giải quyết một khâu nào đó chưa giải quyết hết. Đặc biệt trường hợp viêm đa xoang của bạn có thể do bệnh lý của niêm mạc, việc điều trị phẫu thuật chỉ là một bước trong quá trình điều trị, sau đó bạn phải kiên trì điều trị nội khoa.
Hiện bạn cần chụp lại một phim CT mới để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của mũi xoang sau 2 năm phẫu thuật, có thể bệnh chỉ cần điều trị nội khoa là đủ, hay cũng có thể phẫu thuật để giải thêm những bệnh tích còn lại.
25. Viêm họng do viêm xoang
* Cách đây 2 năm em có xuất hiện các cơn đau đầu liên tục và chảy nước mũi. Đi khám tại Trung tâm y khoa MEDIC thì được các BS  cho đi CT-Scanner, kết quả là bị viêm xoang hàm mạn tính, gai vách mũi, vẹo vách ngăn và viêm mũi dị ứng.
BS đề nghị phẫu thuật nhưng gia đình nghĩ em còn nhỏ nên chưa cần phẫu thuật. Trong khoảng 1 năm trở lại đây em thường xuyên bị viêm mũi họng, có khi một tháng viêm họng hai lần (ngủ một đêm đến sáng là bị đau rát cổ, ho) và em luôn luôn bị ho lúc nào cũng có đàm trong cổ. Mũi lúc nào cũng có cảm giác nghẹt không được thông thoáng.
Em đã sử dụng nhiều loại kháng sinh nhưng không hết. Vậy BS cho em hỏi: thường xuyên viêm mũi họng và ho dai dẳng có phải là do viêm xoang gây ra không? Nếu vậy em phải dùng thuốc gì? Em có cần phải phẫu thuật chỉnh vẹo vách ngăn không? Hiện nay giá thành một cuộc một cuộc phẫu thuật vách ngăn khoảng bao nhiêu. (Son Giang)
 - Tình trạng viêm họng vào mỗi sáng: đau rát cổ, ho của em rất có khả năng là do tình trạng viêm mũi xoang và vẹo vách ngăn của em gây ra. Vì khi vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang gây nghẹt mũi, em phải thở bằng miệng lúc ngủ, không khí không được lọc và làm ấm sẽ gây cho niêm mạc họng rất dễ bị viêm, đồng thời khi nước mũi chảy xuống họng cũng góp phần làm cho phản ứng viêm xảy ra niêm mạc họng trầm trọng hơn.
Do vậy em rất cần được phẫu thuật vách ngăn và điều trị tốt bệnh viêm mũi xoang mới có thể chữa tận gốc tình trạng viêm họng này. Giá thành của phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ của từng nơi. Em nên hỏi thêm thông tin này ở nơi cụ thể mà mình định đến để phẫu thuật.
26. Vẹo vách ngăn là gì?
* Cách đây vài năm tôi có đi khám và chụp xquang, kết quả bị vẹo vách ngăn, tôi có điều trị bằng thuốc và xông mũi nhưng không thấy khá gì hơn. Xin BS cho tôi hỏi bệnh này có chữa khỏi hẳn không và điều trị bằng phương pháp nào ? (Hoàng Nguyên)
* Em năm nay 27 tuổi, ở Bình Thuận. Trước đây em hay bị nghẹt mũi, thường là một bên, hết bên này bị rồi bên kia, rồi cả đau đầu nữa. Em có đi khám bệnh ở tỉnh thì BS bảo em vẹo vách ngăn mũi. BS có khuyên nên đi mổ nắn lại, chứ không để lâu dài thì ảnh hưởng đến mũi nói chung. Riêng viêm xoang em đã điều trị viêm cấp 2 lần. Đến nay thì mũi không còn bị nghẹt nữa, chỉ thỉnh thoảng có bị một thời gian ngắn trong ngày thì chóng hết; việc thở vẫn bình thường. Như vậy xin hỏi em có cần phải mổ để nắn chỉnh lại không? Việc mổ hiện nay thường thực hiện như thế nào? (Ngô Quang Luân)
 - Vách ngăn mũi là vách ngăn giữa hai hố mũi, thông thường lúc mới sinh ra vách ngăn này thẳng, không vẹo. Nhưng do vách ngăn này được cấu tạo từ bốn xương: xương hàm trên, xương khẩu cái, xương lá mía, mảnh thẳng đứng của xương sàng và một sụn gọi là sụn tứ giác. Và trong quá trình phát triển của các xương này có sự phát triển không đồng bộ tuyệt đối hoặc bị chấn thương gây ra các dạng bất thường mà tên gọi chung là vẹo vách ngăn như vách ngăn nghiêng lệch qua phải hoặc qua trái hoặc quẹo hình chữ S; mào vách ngăn-vách ngăn có cạnh thay gì bằng phẳng thẳng đứng; hoặc gai vách ngăn-vách ngăn có một gai nhọn.
Trong đại đa số trường hợp, vẹo vách ngăn không gây ra bất kỳ triệu chứng gì và chung sống hòa bình với người bệnh. Người bệnh chỉ biết mình có vách ngăn vẹo khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám vì một lý do khác.Tuy nhiên trong một số trường hợp vẹo vách ngăn gây ra một số triệu chứng như: nghẹt mũi, nhức đầu, đau nhức trong mũi, viêm xoang, chảy máu mũi một cách thường xuyên, mất mùi, viêm tai giữa ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh thì cần điều trị bằng phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật dĩ nhiên là bệnh sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên trong thực tế, như trường hợp của anh có thể có bệnh lý của niêm mạc mũi đi kèm, do vậy ngoài việc phẫu thuật chỉnh hình lại vách ngăn cần phải tiếp tục điều trị nội khoa các tình trạng bệnh lý này mới có kết quả như ý muốn.
27. Tập thể dục, một cách chống đỡ với viêm mũi
* Cháu nhà tôi năm nay 17 tuổi, lúc nhỏ cháu có đi nạo VA. Khoảng năm 12 tuổi thì cháu bắt đầu bị nghẹt mũi một bên (lúc bên này, lúc bên kia) và nước mũi thường xuyên chảy xuống họng. Đi khám thì được chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng. Ban đầu, cháu được đốt polyp. Sau đó, bác sĩ kê rất nhiều loại thuốc xịt, thuốc kháng sinh (Zinnat, Augmentin,....) và thuốc kháng histamine, thậm chí chích thuốc thẳng vào mũi. Quá trình điều trị kéo dài khoảng 6 tháng nhưng vẫn không có kết quả. Cuối cùng,  BS bảo ăn uống tránh các loại thức ăn gây dị ứng rồi đến 1 giai đoạn nào đó sẽ tự khỏi. Liệu có thật là đến 1 giai đoạn nào đó bệnh sẽ khỏi không thưa Bác sĩ? (Bạn đọc)
 - Trường hợp của cháu rất cần khám và đánh giá lại thật kỹ để xác định lại chẩn đoán. Nếu cháu bị nghẹt mũi và chảy mũi thường xuyên mà không có các triệu chứng hắc xì, ngứa mũi thì chưa chắc cháu bị bệnh viêm mũi dị ứng. Cháu cần để ý thêm triệu chứng của mình xuất hiện khi nào, có yếu tố gì đó làm cho bệnh khởi phát hay không như: thức ăn, bụi bẩn, thời thiết, máy lạnh…Khi xác định được cháu nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này. Đồng thời mỗi tối cháu phải kiên trì rữa mũi bằng nước muối sinh lý và tập thể dục thể thao đều đặng, có chế độ ăn uống hợp lý có thể theo thời gian bệnh sẽ giảm nhẹ và cải thiện rất nhiều.
28. Có nên tự ý dùng thuốc?
* Tôi năm nay 28 tuổi. Tôi bị viêm đa xoang đã lâu (8 năm). Đã xúc xoang 2 lần, uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi. Lâu nay tôi vẫn hay bị đau đầu, nặng đầu, chảy nước mũi, nhất là những khi thời tiết thay đổi. Tôi vừa được người quen ở Mỹ gởi cho vài lọ thuốc Nasonex (mometasone furoate monohydrate) - Nasal Spray, 50mcg. Thuốc dạng xịt. Tôi cũng đã dùng thử nhưng chưa thấy hiệu quả gì. Xin cho tôi hỏi : 1. Thuốc này có tác dụng gì? Với trường hợp bệnh mạn tính như tôi thì nó có tác dụng không? 2. Ở TP.HCM bệnh viện nào chuyên chữa trị về viêm xoang? 3. Hiện tại tôi đang học tại Đài Loan. Tôi có nên đến các bệnh viện ở đây để khám lại bệnh không?(Nguyễn Tấn Thắng)
 - Nasonex là một trong những thuốc corticoid xịt mũi rất tốt, thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng và có rất ít tác dụng phụ được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp viêm mũi xoang dị ứng và viêm xoang mạn tính, polyp mũi, VA tồn dư, sau phẫu thuật viêm xoang. Trường hợp viêm mũi xoang mạn tính như bạn sử dụng Nasonex rất có hiệu quả nhưng bạn phải kiên trì sử dụng tối thiểu 2-3 tháng và đồng thời kết hợp với rửa mũi bằng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi thật tốt trước khi xịt cũng như súc rửa các xoang sạch sẽ. Tuy nhiên, xin lưu ý với bạn đọc, chỉ được dùng mọi loại thuốc theo chỉ dẫn của BS, không nên tự tiện dùng thuốc.  
Bạn có thể đi khám bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng hoặc khoa tai mũi họng của các bệnh viện lớn ở TP.HCM hoặc Đài loan.
29. Khướu giác mất mùi
*Từ nhỏ tôi đã bị bệnh về đường hô hấp, và không ngửi mùi được. Tôi đã đi khám nội soi và được biết mình bị viêm xoang mạn tính. Hiện tại sức khỏe của tôi bình thường, không có biểu hiện gì cả, tuy nhiên tôi vẫn không thể ngửi mùi được. Vậy xin hỏi trường hợp của tôi có thể chữa khỏi được không? Bằng phương pháp nào? (Thu Hà) 
 - Trường hợp viêm mũi xoang mạn tính và mất mùi của chị chúng tôi nghĩ cần phải chụp thêm một phim CT nữa mới có thể đánh giá tường tận chính xác được, đặc biệt là khe mũi trên, nơi mà các dây thần kinh khứu giác đi qua nhưng khám và nội soi thường không đánh giá chính xác và tình trạng của các xoang.
Cách điều trị thông thường là rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày và sử dụng thuốc kháng viêm xịt mũi để hồi niêm mạc hồi phục giảm phù nề ở những nơi bị chèn ép do viêm nhiễm lâu ngày.
Thời gian điều trị thường mất nhiều tháng có khi kéo dài cả năm tùy theo mức độ của mỗi trường hợp cụ thể. Phẫu thuật được chỉ định khi có polyp lớn gây chèn ép, tắc nghẽn hay do điểm tiếp xúc của cuống mũi trên và vách ngăn nhưng sau đó cũng phải điều trị nội khoa tích cực.
30. Chọc xoang có điều trị dứt điểm?
* Em bị bệnh viêm xoang mũi, ban đầu em đi khám ở BV bác sĩ bảo bị viêm mũi dị ứng, cho thuốc uống nhưng không khỏi. Em đi khám lại và trình bày tình hình sức khoẻ: đau đầu liên tục, nhất là đau vùng trán, mũi liên tục chảy nước trong, mỏi mắt, ngày nào cũng bị, BS vẫn chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng.
Em đề nghị chụp X quang thì BS bảo không cần, em thấy bức xúc quá nên đến bệnh viện khác khám, BS cho chụp X quang, nội soi mũi và kết luận em bị viêm đa xoang.
Trong năm 2004 em đã chọc xoang 2 lần, lần đầu tiên ra mủ xanh rất nhiều, lần sau ít hơn, đi xông mũi bằng thuốc ở BV 1 tuần, bác sĩ cho uống thuốc nhưng vẫn không thấy đỡ. Từ năm 2005 về Quảng Ngãi em không còn điều trị thuốc Tây Y nữa mà chuyển sang uống thuốc đông y nhưng cho đến giờ vẫn không khỏi, em phải làm sao? (Nguyễn Thị Thanh Hòa)
 - Trường hợp của em có thể đã bị viêm đa xoang trên một cơ địa dị ứng có sẵn. Hiện em nên chụp lại một phim CT mũi xoang để đánh giá lại tình trạng của các xoang. Thủ thuật chọc xoang chỉ giải quyết được súc rửa xoang hàm, còn các xoang trán, xoang sàn, xoang bướm tình trạng viêm vẫn còn đó nếu không điều trị đúng cách.
Kết quả phim CT sẽ giúp bác sĩ của bạn đề ra cách điều trị phù hợp. Nếu sau thời gian điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, xịt rửa mũi tích cực mà bệnh không thuyên giảm thì nên kết hợp phẫu thuật mới có thể chữa dứt điểm.
Thuốc nam và đông y đều có thể chữa được viêm xoang nhưng có lẽ chỉ trong một chừng mực nào đó trong những trường hợp cụ thể chứ không thể chữa được hết các bệnh lý viêm xoang.

Read more…